Rút gọn mọi thứ xuống những điều cơ bản, loại bỏ những gì dư thừa không cần thiết để tạo ra một không gian hoàn toàn mới. Đây sẽ là mục tiêu chính của phong cách tối giản.
Trong chúng ta sẽ có những người có lối sống bận rộn, việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ đòi hỏi sự siêng năng và cần nhiều thời gian. Vậy, giải pháp cần thiết ở đây là gì? Hãy mang đến cho ngôi nhà của bạn sự đơn giản và bạn cũng hãy trở thành người có lối sống tối giản. Hãy cùng Habitat bắt tay thực hiện, bạn nhé!
Một chút lịch sử về phong cách nội thất tối giản
Phong cách nội thất tối giản chỉ trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 20. Nó có nguồn gốc từ thiết kế nội thất của Nhật Bản. Nguyên tắc của phong cách này dựa trên sự cân bằng giữa không gian có sẵn và đồ nội thất. Và người ta tin rằng những căn phòng thông thoáng, không lộn xộn có thể có tác dụng làm dịu cơ thể.
Sự đơn giản chính là điểm mạnh của phong cách thiết kế này. Theo đó, cải thiện mọi khía cạnh và sống theo cách tiếp cận "ít hơn là nhiều" và" mọi thứ đều cần có địa điểm và lý do".
Ý tưởng cho phong cách nội thất tối giản
Sự lộn xộn không xuất hiện trên bề mặt
Đầu tiên, bạn hãy nhìn xung quanh ngôi nhà sẽ có rất nhiều thứ như giấy tờ, hóa đơn, chìa khóa xe, giày, mũ,... và các đồ vật ngẫu nhiên khác xuất hiện trên mặt bàn, kệ, bếp. Đặc biệt, bàn ăn là một bề mặt có xu hướng trở thành một nam châm thu hút mọi thứ.
Nếu muốn theo hướng tối giản thì những vật dụng trên cần được thống kê và tự hỏi bản thân những gì có thể được loại bỏ, những gì có thể được cất giữ ngoài tầm nhìn. Sau đó tổ chức theo mức độ ưu tiên, hãy nhất quán quy trình này và điều ngạc nhiên sẽ đến.
Chọn chất lượng hơn số lượng
Đây là điều tương đối quan trọng, mặc dù sẽ khá tốn kém cho một món đồ có chất lượng nhưng sẽ tốt hơn khi bạn mua quá nhiều thứ khi chỉ có cùng mục đích. Lựa chọn những gì được chế tạo tốt, có tuổi thọ cao, chịu được việc sử dụng hàng ngày.
Việc mua sắm những món đồ hợp thời trang mà bạn sẽ nhanh chóng chán nản sẽ không phù hợp với thiết kế tối giản.
Sống theo triết lý một vào một ra
Trong khi sự gọn gàng, ngăn nắp được thể hiện bên ngoài thì đôi khi không gian lưu trữ quý giá bên trong lại trở nên lộn xộn. Các ngăn kéo trong bếp, tủ quần áo trong phòng ngủ hay phòng tắm có thể chứa đầy những thứ không cần thiết hoặc là những sản phẩm không sử dụng được nữa.
Bạn nên bắt đầu dọn dẹp và áp dụng triết lý một vào một ra. Điều này có thể hiểu đơn giản: đối với mỗi vật dụng vào nhà của bạn thì thứ khác sẽ lần lượt ta đi. Chúng là những mặt hàng tương tự nhau bởi vì bạn thường thay thế một mặt hàng này bằng một mặt hàng khác.
Tạo điểm nhấn cho không gian
Một căn phòng tối giản với tông màu trung tính có thể gây cảm giác lạnh lẽo hoặc đơn địu, nhưng có một mẹo tuyệt vời để khắc phục điều này mọi lúc. Bạn có thể sử dụng một số đồ trang trí làm bằng vải dệt kim, gối, thảm để tăng sự ấm cúng cho ngôi nhà nhưng nhớ cần tiết chế, đừng lạm dụng quá nhiều sẽ phản tác dụng.
Kết hợp các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên luôn mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thân thiện bạn có thể cân bằng giao diện của không gian bằng những món đồ làm từ vật liệu tự nhiên như ghế gỗ, kệ gỗ hoặc giỏ đan tre để lưu trữ quần áo, chăn màn. Kết hợp một vài cây xanh vừa làm nổi bật màu sắc không gian vừa tốt cho sức khỏe.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Cố gắng cho ánh sáng tự nhiên vào nhà càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ làm ấm không gian và tạo cảm giác ấm cúng mà không cần phải sử dụng thêm nhiều đồ trang trí, phụ kiện.
Màn che và gương được đặt ở vị trí hợp lý có thể giúp lọc và phản xạ ánh sáng xung quanh không gian.
Khái niệm chủ nghĩa tối giản bao gồm việc lược bỏ mọi thứ về mặt hình thức. Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ nghệ thuật, lối sống đến kiến trúc và thiết kế nội thất.
Thiết kế Scandinavian được đặc trưng bởi cách tiếp cận tối giản, sạch sẽ nhằm kết hợp chức năng với vẻ đẹp. Nó tập trung vào các đường nét đơn giản và không gian nhẹ nhàng.
Phong cách Japandi là kết quả ngọt ngào của sự kết hợp giữa hai phong cách khác nhau đó là Nhật Bản và Scandinavian. Đây chắc hẳn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai vừa yêu thích sự tinh tế, dịu dàng của Scandinavian vừa đơn giản và gần gũi của phong cách Nhật Bản.
Phong cách thiết kế Nhật Bản tập trung nhấn mạnh vào sự đơn giản, cân bằng và tiện ích. Các yếu tố như thiên nhiên, màu sắc, chất liệu tự nhiên được đưa vào không gian sống một cách tinh tế, hài hòa.